Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Bệnh Gút – kiến thức tổng quan cho người bệnh Gút

Bệnh Gút (bệnh Gout) là một loại bệnh viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp. Axit uric là một sản phẩm phân hủy của purin là một phần của nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn. Sự bất thường trong việc xử lý axit uric và kết tinh của các hợp chất này trong khớp có thể gây ra các cơn đau gút cấp tại khớp. Ngoài ra axit uric còn có thể lắng đọng trong các cơ quan khác của cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh Gút.
Có thể nói, bệnh Gút là một bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa Gút được xem như là “bệnh của vua chúa” vì thường xuyên xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Ngày nay người ta hiểu rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu.

Video thông tin tổng quan về bệnh Gút

1. Bệnh Gút có các triệu chứng như thế nào?
Các triệu chứng bệnh Gút hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước gồm:
- Bộc phát đột ngột, thường vào lúc nửa đêm và không có các triệu chứng báo trước.
- Đau khớp dữ dội: Gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…
- Viêm đỏ: các khớp bị sưng tấy đỏ và đau đớn vô cùng, vùng da bên ngoài khớp bị viêm có thể bị lột.
- Những va chạm nhẹ với vùng khớp bị viêm do Gút đều gây ra các cơn đau nhói, ngay cả khi tiếp xúc với những vật nhẹ như quần áo ngủ, chăn, mền,…
- Cơn đau Gút có thể kéo dài 5-10 ngày rồi tự khỏi nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, cơn đau sẽ lặp lại liên tục với mật độ dày hơn, thời gian kéo dài hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh Gút.

Biểu hiện của Gút là các cơn đau nhức vô cùng khó chịu tại các khớp
2. Nguyên nhân do đâu dẫn tới bệnh Gút?
Bệnh Gút do nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao (axit uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin). Purin thường có nhiều trong một số loại thực phẩm như nội tạng động vật, thịt, cá, tôm và các gia cầm.
Thông thường thì axit uric bị phân hủy qua máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thải axit uric này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là axit uric trong máu tăng lên, tích lũy dần, lắng đọng thành những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp.

Axit uric lắng đọng tại khớp gây ra bệnh Gút
3. Những ai dễ mắc bệnh Gút?
Đối tượng bị Gút phần lớn là nam giới có độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ có nam giới mới bị Gút. Vì phần nhỏ đối tượng dễ bị Gút còn lại chính là nữ giới.
Phụ nữ khi bước sang tuổi mãn kinh phải đối diện với nguy cơ mắc Gút cao gần như nam giới. Số liệu thống kê cho thấy bệnh Gút ảnh hưởng đến 3,5% phụ nữ tuổi từ 60-69; và 5,6% phụ nữ độ tuổi trên 80.
4. Những nguy cơ dẫn tới bệnh Gút
- Những quý ông có thói quen ăn uống thừa chất là những người có nguy cơ mắc bệnh Gút cao nhất: uống quá nhiều rượu, bia (nhất là bia). Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều gốc purin như thịt đỏ, hải sản, phủ nội tạng động vật, thịt thú rừng,…

Ăn nhiều phủ nội tạng động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gút
- Một số bệnh lý cũng tăng nguy cơ bị Gút: tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu tăng cao,…
- Một số loại thuốc khi sử dụng có nguy cơ làm tăng axit uric máu gây bệnh Gút như thuốc lợi tiểu,…
- Do tăng acid uric máu bẩm sinh.
- Béo phì: béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh Gút.
- Yếu tố di truyền: đa số bệnh nhân bị gút có tiền sử gia đình bệnh này.
5. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút
Hậu quả trước mắt là các đợt viêm khớp gút cấp - nỗi kinh hoàng cho những bệnh nhân bị Gút, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các đợt viêm này thường không kéo dài, không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu bệnh không được điều trị đúng và đủ, các đợt viêm khớp sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn, khó chữa hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm không chỉ cho hệ xương khớp mà lên cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể.
- Tổn thương xương khớp: đó là tình trạng hủy hoại khớp, đầu xương, làm bệnh nhân tàn phế. Các hạt tôphi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
- Suy thận, sỏi thận: Gút mạn tính có thể có lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận. Ngoài ra tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

Sỏi thận, suy thận – biến chứng nguy hiểm của bệnh Gút
- Tai biến do dùng thuốc: Các thuốc chống viêm không steroid có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như máu, thận, tiêu hóa, dị ứng.
Ngoài ra bệnh Gút thường chẩn đoán nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn và được điều trị bằng rất nhiều loại kháng sinh khác nhau, dễ dẫn tới nguy cơ bị dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Một trong những chẩn đoán nhầm khác là viêm khớp dạng thấp. Từ đó dẫn đến điều trị gút tràn lan bằng các thuốc chống viêm không steroid, prednisolon, dexamethason, với hậu quả là biến chứng lao, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, tăng huyết áp. 
6. Điều trị bệnh Gút như thế nào?
Gút là một căn bệnh mãn tính, đến nay chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các phương pháp điều trị được chỉ định hiện nay là dùng các thuốc kháng viêm, giúp làm giảm đau trong các cơn đau gút cấp tính.  
Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng,…
Trước thực trạng đó, ngày càng có nhiều người bệnh chuyển sang lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Ưu điểm của các sản phẩm này là an toàn, không gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài. Ngoài ra những sản phẩm từ những cây thuốc có tính kiềm trong thiên nhiên còn có được tác động tận gốc đến nguyên nhân gây bệnh đó là làm tăng cường đào thải axit uric. Làm giảm nồng độ axit uric trong máu, góp phần điều trị bệnh Gút một cách bền vững.

Cao gắm chữa bệnh Gút – Giải pháp từ thiên nhiên an toàn cho người bệnh
Trong số đó, hiện nay nhiều người bệnh Gút đang truyền tai nhau sản phẩm Cao Gắm, đây là cao thực vật được chiết xuất từ cây Gắm. Đồng thời cũng là kinh nghiệm quý của người dân tộc Tày ở Yên Bái trong việc chữa bệnh Gút. Theo đông y và nhiều nghiên cứu khoa học thì dùng Cao Gắm có tác động kép trong điều trị bệnh Gút đó là: Vừa giúp tiêu viêm, giảm đau một cách tự nhiên vừa giúp tăng cường đào thải, làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
7. Biện pháp phòng ngừa bệnh Gút
Khi bạn mắc bệnh Gút. Bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn cho các loại thuốc giúp điều trị các cơn đau cấp và ngăn ngừa bệnh tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Colchicine, Allopurinol (Zylopric) và Probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất axit uric. Ngoài việc uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ thì việc tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện là vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh Gút hiệu quả bền vững.

Lối sống lành mạnh cùng với chế độ ăn uống phù hợp là cách ngăn ngừa Gút hiệu quả nhất
Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh Gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :
- Giảm béo. Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy càng làm tăng axit uric máu.
- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trích, cá thu,...các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.
- Giới hạn hoặc tránh bia, rượu. Nếu bạn đang bị bệnh Gút, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia. Uống quá nhiều bia, rượu làm giảm bài tiết axit uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, một cốc nếu bạn là nữ.
- Uống nhiều nước (đảm bảo khoảng 2-3 lít nước/ ngày), hoặc uống thêm nước khoáng chứa kiềm (nước sô đa), sữa bò.
Hương Trần Biên Tập

0 nhận xét:

Đăng nhận xét