Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Chữa bệnh Gút và bệnh xương khớp bằng Cao Gắm của dân tộc Tày Yên Bái

Huyện Lục Yên cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 80Km về phía Đông Bắc. Đồng bào các dân tộc ở đây có nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử dụng cây cỏ sẵn có trong rừng, trên nương rẫy nhằm bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh mãn tính thường gặp. Trong số các kinh nghiệm quý đó phải kể đến cây thuốc dây gắm và kinh nghiệm cô nấu dây gắm thành cao dùng cho chữa bệnh Gút và các bệnh về xương khớp của người dân tộc Tày nơi đây.



Cao gắm chữa bệnh Gút và bệnh khớp của người dân tộc Tày
Dây gắm còn gọi là cây vương tôn, tên khoa học là Gnetum montanum, người Tày gọi là khau mác muối. Thân dây leo dài đến 10-12m, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12. Dây gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,…
Theo y học cổ truyền: dây gắm vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng.
- Rễ và thân dây gắm dùng làm thuốc giảm đau, chữa phong tê thấp, giải các chất độc.
- Lá của dây gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn.
- Dây gắm cũng dùng làm thuốc chữa sốt và sốt rét, sản hậu mòn,…

Thảo dược dây gắm mọc hoang trong tự nhiên
Ở Lục Yên dây gắm thường mọc ở các dãy núi đá vôi cao trên địa bàn, thân dây bám vững trắc vào các vách đá và leo lên rất cao. Một số ít dây gắm cũng hay tìm thấy ở các khu vực rừng già nguyên sinh, dây thường leo và quấn quanh các thân cây gỗ cổ thụ lớn.


Dây gắm quấn quanh thân cây cổ thụ lớn
Người Tày ở Lục Yên xem dây gắm như một thần dược cho các bệnh về xương khớp. Ngay từ xa xưa, đồng bào đã thu hái dây gắm mọc hoang trong rừng, trên các dãy núi đá cao trong bản đem về cô nấu thành cao để chữa các bệnh về xương khớp, bệnh Gút.
Để đủ dây cho nấu một nồi cao gắm, đồng bào phải mất nhiều tháng trời lên rừng, tìm và thu hái dây. Không những thế, đồng chỉ thu hái dây gắm vào một thời điểm nhất định trong năm (theo đồng bào, vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Ngoài ra dây gắm được chọn để nấu cao phải là những dây gắm đỏ, có độ tuổi từ 4-5 năm trở lên. Dây gắm thu hái về được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao.


Dây gắm dùng nấu cao phải những dây gắm đỏ có độ tuổi từ 4-5 năm trở lên
Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm cô nấu cao bí truyền từ đó mới cho ra được một mẻ cao gắm. Người Tày ở Lục Yên xem cao gắm như một thứ vàng đen quý giá, một món quà biếu ý nghĩa cho bố mẹ, người thân và khách quý từ xa tới chơi nhà.


Cô nấu cao gắm dùng cho chữa bệnh Gút và khớp
Cao gắm có vị đắng ngọt, mùi thơm dịu của thảo dược, là vị thuốc quý cho các bệnh về xương khớp, bệnh Gút. Người Tày dùng cao pha nước uống thay trà hàng ngày, hấp cơm hoặc ngâm với rượu uống để chữa các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh Gút).
Y học hiện đại với nhiều nghiên cứu dược lý cũng đã chỉ rõ:
- Cao gắm bổ can thận, giúp tiêu viêm, có tác dụng giảm đau tự nhiên, làm giảm đau nhức xương khớp.
- Đồng thời các thành phần chiết xuất từ dây gắm giúp hoạt huyết, giải độc, tăng cường chuyển hóa lợi tiểu giúp đào thải acid uric trong máu.


Sản phẩm Cao Gắm được nấu nhừ, tinh lọc từ thân dây và rễ cây gắm

 Để biết thêm thông tin về thảo dược Cao Gắm, quý vị vui lòng liên hệ sđt: 0975.369.794

Hương Trần

1 nhận xét:

  1. Cao gắm - một sản vật, bài thuốc quý của người Tày ở ở Yên Bái dùng cho người bị bệnh gút (gout) và các bệnh về xương khớp, đau nhức xương khớp

    Trả lờiXóa